Card màn hình là gì? Nên sử dụng Card rời hay Onboard?

Card màn hình là gì? Nên sử dụng Card rời hay Onboard?

Card màn hình là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của máy tính. Vậy Card màn hình là gì, ưu điểm của mỗi loại Card rời và Onboard khác nhau ra sao, nên sử dụng Card rời hay Onboard? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Card màn hình là gì?

Card màn hình máy tính còn có tên gọi khác là Card đồ họa (Video Graphics Adaptor hay VGA). Card màn hình đảm nhận vai trò chính là xử lý các thông tin liên quan đến hình ảnh có trong máy tính của bạn như về màu sắc, về độ tương phản hay độ phân giải,…. Máy tính nào cũng cần đến Card màn hình để xử lý về hình ảnh cho máy tính đó. Do đó, đây là bộ phận có vai trò quan trọng mà máy tính nào cũng phải có. Card màn hình là bộ phận quan trọng của máy tính.

Card màn hình là gì?

Card màn hình là gì?

Qua kết nối với màn hình máy tính, Card màn hình hiển thị các hình ảnh để giúp bạn có thể thao tác, xử lý dễ dàng trên máy tính. GPU ( viết tắt của Graphic Processing Unit) là thành phần quan trọng nhất để quyết định sức mạnh, hiệu quả của Card màn hình với nhiệm vụ xử lý toàn bộ những vấn đề có liên quan đến hình ảnh.

Card màn hình máy tính là một trong các bộ phận phần cứng có vai trò quan trọng và quyết định chất lượng máy tính bạn đang dùng tốt hay kém.

Card màn hình có mấy loại?

Sau khi đã hiểu Card màn hình laptop là gì thì biết về các loại Card máy tính cũng giúp bạn nắm rõ laptop của mình đang dùng loại Card nào để dễ dàng khắc phục khi xảy ra lỗi.

Card màn hình laptop gồm có hai loại: Card rời và Onboard. Card màn hình Onboard là gì, Card rời được hiểu ra sao?

  • Card màn hình Onboard

Card màn hình Onboard (hay còn được gọi là VGA Share) là loại Card màn hình đã được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch chủ máy tính của bạn.

Với các dòng laptop đời cũ, Card màn hình Onboard thường được điều khởi bởi chip đã tích hợp sẵn trên bo mạch chủ của máy tính. Còn với laptop được sản xuất sau, Onboard được tích hợp trên bộ xử lý trung tâm. Việc tích hợp Card màn hình vào bộ xử lý trung tâm của các dòng lap top đời mới một cách trực tiếp giúp tăng hiệu suất trong xử lý đồ họa, đồng thời làm giảm lượng nhiệt tỏa ra khi máy tính hoạt động. Card Onboard hoạt động dựa trên nguồn năng lượng của bộ xử lý trung tâm (CPU) và bộ nhớ tạm (RAM) để hoạt động.

Bạn có thể đọc ngay được thông tin về Card đồ họa được dán trên laptop của bạn, như GMA 4500HD hay HD Graphics, ATI/AMD,…

  • Card màn hình rời

Card màn hình rời có nhiệm vụ và chức năng giống với Card màn hình Onboard. Cũng chuyên về xử lý các thông tin liên quan đến hình ảnh, đồ họa, tuy nhiên, Card màn hình rời được nhà sản xuất thiết kế riêng và hoạt động độc lập.

Card màn hình rời hoạt động độc lập

Card màn hình rời hoạt động độc lập

Để xử lý hình ảnh, Card màn hình rời liên kết với bo mạch chủ máy tính thông qua bus giao tiếp. Bạn có thể nhìn thấy bus giao tiếp tại các khe cắm mở rộng như AGP, PIC Express hay PIC,… Khe cắm của Card màn hình rời ở vị trí trên cùng.

Sử dụng Card rời hay Onboard?

Sau khi hiểu định nghĩa về Onboard và Card màn hình rời là gì thì chắc hẳn bạn đã nhận thấy điểm khác nhau cơ bản giữa Card rời và Onboard.

Card màn hình rời sử dụng khe cắm riêng, hoạt động độc lập nên không cần sử dụng bộ nhớ tạm của máy tính. Sử dụng Card rời bạn sẽ không cần lo ảnh hưởng tới hệ thống trong laptop của bạn. Card màn hình rời cũng hỗ trợ bạn trong việc xử lý những ứng dụng hoặc phần mềm, game nặng. Tuy nhiên Card rời có chi phí đắt hơn và làm máy tính của bạn nóng hơn trước.

Onboard được thiết kế tối ưu cho bo mạch chính nên ít gặp lỗi và ít khi xảy ra xung đột phần cứng. Tuy nhiên sử dụng Onboard sẽ làm giảm tài nguyên trong laptop và gây nóng RAM. Bạn cũng không thể chạy các phầm mềm nặng khi sử dụng Onboard.

Card màn hình rời được thiết kế nhằm phục vụ cho những công việc với yêu cầu xử lý đồ họa cao như chạy game hay thiết kế đồ họa,… Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính cho những nhu cầu thông thường khác thì Card rời không quá cần thiết bởi Onboard đã cho phép bạn chơi những game nhẹ hay xem phim, hiển thị hình ảnh rất tốt.

Rate this post